Quốc tịch Châu Âu và những đặc quyền dành cho gia đình Việt
Hộ chiếu EU là một trong những hộ chiếu được thèm muốn nhất trên thế giới. Người sở hữu giấy tờ thông hành này có rất nhiều lợi thế, bao gồm khả năng di chuyển quốc tế, quyền làm việc không giới hạn trong EU và trong hầu hết các trường hợp, quốc tịch Châu Âu của bạn được truyền lại cho con cháu đời sau. Dưới đây là một số đặc quyền nổi bật của việc sở hữu quốc tịch thứ hai ở Châu Âu, bất kể bạn đến từ đâu.
- Quyền tự do đi lại, không cần thị thực
Công dân EU có thể nhập cảnh hơn 180 quốc gia trên thế giới mà không cần thị thực, bao gồm đi lại giữa 28 quốc gia thành viên Châu Âu một cách tự do, không hạn chế số ngày lưu trú.
2. Quyền tự do sinh sống, du lịch, và làm việc không giới hạn trong EU
Công dân của Liên minh Châu Âu được quyền sống, làm việc và tìm kiếm việc làm ở bất kỳ quốc gia EU nào. Việc cố gắng xin thị thực lao động khi bạn không phải là công dân EU có thể rất tốn kém và khó khăn. Các nhà tuyển dụng châu Âu tìm kiếm các chuyên gia sẵn sàng thay đổi địa điểm làm việc, hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế. Họ thích làm việc với những cá nhân đa quốc tịch vì họ không cần xin giấy phép lao động hoặc thị thực phức tạp cho các cá nhân này.
3. Quyền được hưởng chế độ chăm sóc y tế hàng đầu thế giới từ khối Liên Minh Châu Âu
Chăm sóc sức khỏe luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của một công dân quốc tế khi lựa chọn quốc gia để định cư. Theo luật hiện hành của Liên minh Châu Âu, công dân Châu Âu được hưởng lợi từ hệ thống chăm sóc sức khỏe mang tính tương hỗ của Liên minh khi họ ở bất kỳ quốc gia nào trong số 28 quốc gia thành viên. Các quyền này được áp dụng cho dù họ đang đi du lịch, du học tạm thời giữa các quốc gia thành viên EU hay cư trú lâu dài, hoặc chỉ là đi đến một quốc gia thành viên EU khác để được điều trị y tế.
4. Quyền được miễn giảm học phí tại hệ thống trường học của Liên Minh Châu Âu
Châu Âu được biết đến là cái nôi của nền văn minh nhân loại, nơi khai sinh của nhiều phát minh, tư tưởng, học thuyết, đóng góp to lớn vào sự phát triển của thế giới. Châu Âu có rất nhiều trường đại học danh tiếng và nhìn chung, học phí của công dân EU tại các trường này được miễn hoặc ở mức rất thấp, tùy thuộc vào quốc gia theo học. Các ngành phổ biến được hỗ trợ học phí bao gồm: khoa học xã hội, báo chí, công nghệ thông tin, kinh doanh, quản trị và luật … Châu Âu chính là điểm đến lý tưởng để các con của bạn học tập và tiếp tục có được cơ hội phát triển nghề nghiệp, kết nối quốc tế sau khi tốt nghiệp.
5. Quyền lợi chính trị của công dân Liên Minh Châu Âu
Khi công dân Châu Âu ở một quốc gia ngoài EU mà quốc gia của họ không có đại diện thì được bảo hộ bởi các cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của bất kỳ quốc gia EU nào khác. Quyền này được ghi trong điều 46 của Hiến chương về các quyền cơ bản. Tất cả 28 quốc gia thành viên chỉ có đại diện ngoại giao ở ba quốc gia là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Ở các quốc gia khác, nhiều công dân EU không có đại diện của đại sứ quán hoặc lãnh sự quán quốc gia của họ. Trong trường hợp khẩn cấp, các quốc gia EU phải giúp công dân của các quốc gia thành viên sơ tán giống như đối với công dân của chính quốc gia họ. Bảo vệ cũng bao gồm các tình huống hàng ngày, chẳng hạn như hộ chiếu bị đánh cắp, tai nạn nghiêm trọng hoặc bệnh tật.
Trong môi trường chính trị và xã hội năng động và có phần bất ổn hiện nay, hộ chiếu EU cho phép bạn đi lại không giới hạn, an toàn và hỗ trợ lãnh sự cho bạn và gia đình trong những tình huống ngoài tầm kiểm soát.
6. Quyền được hỗ trợ thành lập và phát triển doanh nghiệp tại Liên Minh Châu Âu
Ở hầu hết các quốc gia EU, bạn có thể thành lập một công ty mới với mức phí dưới 100 EUR trong vòng chưa đầy 3 ngày làm việc, hoàn thành tất cả các thủ tục trực tuyến thông qua một cơ quan hành chính duy nhất. Nếu bạn đang muốn tăng cường khả năng nhận biết của doanh nghiệp hoặc tìm kiếm thêm nguồn vốn, bạn có thể đăng ký dự án kinh doanh của mình trên Cổng thông tin dự án đầu tư châu Âu (European Investment Project Portal). Ngoài ra, còn có nhiều quỹ và sáng kiến khác nhau của EU để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Start-up Europe Club, European Investment Advisory Hub hoặc Start-up Europe Partnership platform. Mục đích của các tổ chức này là nhằm tháo gỡ những trở ngại đối với nhà đầu tư, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và sử dụng tốt hơn các nguồn tài chính. Giúp các chủ doanh nghiệp có quốc tịch thứ hai Châu Âu được hưởng lợi từ khu vực kinh tế duy nhất của EU mà không phải đối mặt với các hạn chế mà công dân ngoài EU gặp phải.
7. Quyền bảo mật dữ liệu thông tin cá nhân
Liên Minh Châu Âu (EU) đã giới thiệu Quy định chung về bảo vệ dữ liệu cá nhân (General Data Protection Regulation – GDPR) bao gồm: việc thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu, đồng thời cho phép các cá nhân chuyển dữ liệu của họ từ nhà cung cấp dịch vụ này sang nhà cung cấp dịch vụ khác. Ngoài ra, Liên Minh Châu Âu còn cung cấp một lớp bảo mật thông tin về thuế dành cho công dân EU mà không có ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều người coi trọng mức độ bảo vệ cá nhân này hơn bất kỳ điều gì khác.
8. Quyền sở hữu bất động sản Châu Âu
Một lợi ích khác của việc sở hữu quốc tịch thứ hai ở Châu Âu là khả năng sở hữu bất động sản ở bất kỳ quốc gia EU nào mà không cần giấy phép. Đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn vào bất động sản châu Âu giờ đây đã tốt hơn so với hơn một thập kỷ qua. Mặc dù một số quốc gia châu Âu vẫn đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng bất động sản, các nhà đầu tư quốc tế đánh giá tích cực về thị trường bất động sản châu Âu.
Các bạn có thể xem thêm chương trình định cư Châu Âu chỉ cần chứng minh sở hữu 1 tỷ VND Tại Đây.
Biên soạn bởi MN&P